Phân tích Đối thủ cạnh tranh là gì ?

Đối thủ cạnh tranh là gì ? là những công ty, doanh nghiệp, có cùng ngành nghề, cùng lĩnh vực hoạt động trên thị trường. Cùng một sản phẩm , dịch vụ mà khách hàng mong muốn qua đó thõa mãn được nhu cầu của khách hàng về sản phẩm , dịch vụ đó .

Qua đó hình dung được thị trường và nắm bắt được nhu cầu thiết yếu của khách hàng để có chiến lược phù hợp trong lĩnh vực kinh doanh của mình. Từ đó ta xác định và phân tích được đối thủ cạnh tranh là gì ? , mục tiêu thị trường và người tiêu dùng như thế nào .

Phân tích và xác định đối thủ cạnh tranh trên thị trường ?

1. Đối thủ cạnh tranh là gì ? 

Đối thủ cạnh tranh là những doanh nghiệp , công ty , trên thị trường họ cạnh tranh nhau những sản phẩm , dịch vụ mà họ kinh doanh trên lĩnh vực đó, họ có cùng một mục tiêu của khách hàng.

Họ cạnh tranh nhau trên nhiều khía cạnh để đạt được doanh số, lợi nhuận trên thị trường nhằm đạt được mục tiêu của mình.

ví dụ về đối thủ cạnh tranh : Những đối thủ cạnh tranh trên thị trường có cùng một sản phẩm như Apple và Sam Sung . Họ cạnh tranh nhau trên thị trường điện thoại , họ cung cấp sản phẩm điện thoại.Họ cố gắng cạnh tranh nhau trên thị trường , xây dựng thương hiệu , chiếm lĩnh thị trường  bằng nhiều chiến lược khác nhau.

đối thủ cạnh tranh

đối thủ cạnh tranh

2. Phân tích đối thủ cạnh tranh để làm gì ?

Việc phân tích đối thủ cạnh tranh nó có ý nghĩa rất quan trọng trên thị trường . Nó giúp công ty ,doanh nghiệp.. xác định được đối thủ cạnh tranh của mình trong cùng lĩnh vực đang làm gì , làm như thế nào..

Phân tích đối thủ cạnh tranh qua đó xác định được điểm mạnh , điểm yếu để có những kế hoạch chi tiết , qua đó chúng ta biết được những cơ hội , thách thức . Từ đó có những chiến lược kinh doanh đúng đắn để phát triển bền vững ở hiện tại và tương lai.

đối thủ cạnh tranh

phân tích đối thủ

     2.1 Tại sao cần quan tâm đến đối thủ cạnh tranh ?

Việc phân tích đối thủ cạnh tranh  giúp cho ta đi đúng hướng , nó giúp cho doanh nghiệp lập ra bản chi tiết về những kế hoạch và hướng phát triển của đối thủ . Qua đó từng bước nắm được phân khúc thị trường để có hướng xây dựng , phát triển phù hợp của công ty để nhắm tới mục tiêu phát triển bền vững trong tương lai .

Những doanh nghiệp thường có xu hướng họ không phát triển , mà phất lờ đi đối thủ cạnh tranh ( gọi là competitor )  họ luôn cho sản phẩm của mình tốt nhất , độc quyền về sản phẩm . Họ coi việc phân tích đối thủ cạnh tranh là lãng phí , không cần thiết bởi vì họ có những sản phẩm , những khách hàng đáng quan tâm hơn.

     2.2 Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh 

Vì chúng ta cùng cạnh tranh một mặt hàng , một sản phẩm nên việc phân tích , nghiên cứu đối thủ cùng thị trường nó có ảnh hưởng to lớn đến doanh nghiệp . Qua đó nắm bắt được thị hiếu , nhu cầu của khách hàng để có những bước đi đúng đắn trên thị trường đầy tính cạnh tranh và khốc liệt.

Phân tích đối thủ

Phân tích đối thủ

Có 2 loại đối thủ cạnh tranh:

  • Cạnh tranh trực tiếp.
  • Cạnh tranh gián tiếp.

Phân tích điểm mạnh điểm yếu của đối thủ cạnh tranh:

Phân tích đối thủ cạnh tranh

Phân tích đối thủ cạnh tranh

  • Các công ty thường tìm kiếm những mặt mạnh và mặt yếu của đối thủ cạnh tranh thông qua: Những số liệu thứ cấp, kinh nghiệm cá nhân và lời đồn.
  • Họ có thể bổ sung thêm sự hiểu biết của mình bằng cách: Tiến hành nghiên cứu Marketing trực tiếp với các khách hàng, người cung ứng và đại lý của mình.

Ngày càng có nhiều công ty quay sang dùng phương pháp: Lấy chuẩn như một sự chỉ dẫn tốt nhất để cải thiện tư thề cạnh tranh của mình.

Các kết quả nghiên cứu đã chỉ ra:

  • Thứ nhất: Là cũng cần đánh giá những mặt mạnh và yếu của bản thân công ty.
  • Thứ hai: Các ô đánh giá cần thể hiện chi tiết hơn. Hiển nhiên không phải mọi người đều nghĩ đối thủ B có chất lượng tốt. Kết quả thực ra có thể là 20% cho là tuyệt vời , 40% cho là tốt , 30% cho là bình thường và 10% cho là kém. Cũng nên biết loại khách hàng nào không tán thành với quan điểm chung về chất lượng sản phẩm của đối thủ cạnh tranh B.
  • Thứ ba: Khách hàng cũng cần đánh giá các biến khác, như: Giá, chất lượng quản trị và năng lực sản xuất.

Còn 3 biến nữa mà mọi công ty cần theo dõi là:

  • Thị phần: Phần khối lượng bán ra của đối thủ cạnh tranh trên thị trường mục tiêu
  • Phần tâm trí: Tỷ lệ phần trăm khách hàng nêu tên đối thủ cạnh tranh khi trả lời câu: “Hãy nêu tên công ty đầu tiên nảy ra trong đầu bạn khi nghĩ đến ngành này”.
  • Phần trái tim: Tỷ lệ phần trăm khách hàng nêu tên đối thủ cạnh tranh khi trả lời câu “ Hãy nêu tên công ty mà bạn thích mua sản phẩm của họ”

Khi tìm hiểu các mặt yếu kém của các đối thủ cạnh tranh, ta cần phải:

  • Giả thiết họ đặt ra về công việc kinh doanh của mình và theo thị trường không còn có giá trị đối với họ.
  • Một số công ty cứ tin chắc rằng mình sản xuất ra chất lượng tốt nhất trong ngành. Khi mà điều đó không còn đúng nữa.
  • Nhiều công ty là nạn nhân của những quan niệm chung như: “Công ty đầy đủ chủng loại được khách hàng ưa thích”. “Khách hàng coi trọng dịch vụ hơn giá cả”.
  • Nếu ta biết rằng có một đối thủ cạnh tranh đang hoạt động theo một giả thiết sai trầm trọng. Thì ta có thể giành được ưu thế đối với họ.

Nguồn: “Quản trị Marketing”- Philip Kotler.

Các bước nghiên cứu đối thủ cạnh tranh

Bước 1 : Tìm hiểu những đối thủ cạnh tranh

Lập ra những danh sách , những đối thủ có cùng ngành nghề kinh doanh , để qua đó tìm hiểu xem những đối thủ đó đang làm gì , làm như thế nào trên thị trường. Qua đó có những bước đi đúng đắn để tiếp cận khách hàng tốt nhất có thể.

Xem thêm tại đây : https://www.goffice.vn/

Những kênh chúng ta có thể tìm kiếm đối thủ:

Google và các công cụ tìm kiếm các loại đối thủ cạnh tranh: Chỉ cần nhập tên đối thủ lên google thì chúng ta dễ dàng nhận thấy họ đang làm gì và làm như thế nào.

Bước 2 : Đánh giá đối thủ cạnh tranh.

Chúng ta sắp xếp đánh giá đối thủ cạnh tranh qua từng tiêu chí : cách thức hoạt động , vốn hóa thị trường , điểm mạnh , điểm yếu và các chiến lược mà đối thủ áp dụng cho khách hàng.

Bước 3 : Phân loại đối thủ

  • Đối thủ trực tiếp : Những doanh nghiệp có cùng sản phẩm , cùng cách tiếp thị giống như bạn và đối tượng mục tiêu giống như bạn.
  • Đối thủ gián tiếp : là những đối thủ tiềm ẩn , nó cung cấp mặt hàng như bạn nhưng họ làm theo một cách khác . Họ có thể trở thành đối thủ cạnh tranh nếu như họ mở rộng sản xuất kinh doanh.

Bước 4 : Thu thập những thông tin của đối thủ
Để biết được đối thủ cạnh tranh đang làm gì , bạn cần thu thập thông tin đối thủ một cách nhanh nhất và chính xác nhất . Qua đó có những bước đi đúng đắn , yếu tố quan trọng dẫn đến thành công trên thị trường .

Cần thu thập thông tin dưới đây để phân tích đối thủ :

  • Sản phẩm / Dịch vụ : giúp chúng ta để ra những bản kế hoạch chi tiết của đối thủ qua đó có những phân khúc thị trường để tiếp cận khách hàng nhanh nhất.
  • Các kênh phân phối : Tìm hiểu xem đối thủ cạnh tranh phân phối sản phẩm bằng cách nào , cấu trúc phân phối ra làm sao.
  • Truyền thông của đối thủ : cách thức makerting online như thế nào sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến thành công của doanh nghiệp .

Xem thêm tại đây: https://mona.media/tong-hop-cac-phuong-phap-marketing-online/

Kết luận

Những yếu tố trên quyết định đến sự thành công của doanh nghiệp , đó là quá trình bạn cần phân tích đối thủ cạnh tranh  của doanh nghiệp mình . Chúng ta nên đầu tư thời gian và sử dụng chiến lược hiệu quả nhất để đứng vững trên thị trường đầy biến động như hiện nay.

Xem thêm https://dieuhoangdesign.com/thiet-ke-bao-bi-nam-2022/ để biết mức độ cạnh tranh trên từng sản phẩm

Liên hệ cho chúng tôi để được hộ trợ :

Liên hệ trực tiếp  098 7964 179 (zalo) để được hỗ trợ chi tiết..

Facebook: https://dieuhoangdesign.com/dich-vu-thiet-ke-dieu-hoang-design-tai-daklak/

website : thiết kế dieuhoangdesign

https://www.facebook.com/Thietkechuyennghiep.dh/